Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

TAM HỢP CỤC LIÊN HỆ ÂM DƯƠNG


 Tam Nguyên


TAM HỢP CỤC LIÊN HỆ ÂM DƯƠNG
1)     Ba cung Mạnh Tài Quan bao giờ cũng ở trong một tam hợp cục, nên Âm Dương quy lý vào tam hợp cục cùng 1 quy luật.
Thí dụ đối với người Dương nam Âm nữ, tam hợp cục Thân Tý Thìn, Mạnh ngồi cung Tý, hung sát tinh cư cung Thân, sẽ nặnag tai vạ hơn là hung sát tinh cư cung Thìn, vì bọn hung sát kia sẽ đi từ cung Thân tới cung Tý của Mạnh, nhưng nếu hung là cư cung Thìn, thì tai họa sẽ sơ qua thôi, vì hung sát tinh ở vào điểm cuối cùng của một tam hợp cục.
ÂM DƯƠNG QUY LÝ
LƯU NIÊN VẠN HÀNH ĐẠI TIỂU HẠN.
2)     Đã hiểu được Âm Dương quy lý vào Mạnh cung, và các tam hợp cục của Âm Dương nam nữ, nặng nhẹ ra sao, thì việc lưu hạn tới cung đại-hạn, tiểu-hạn và nguyệt nhật hạn, thời cũng 1 nguyên tắc.
Không những các cung đại hạn, niên, nguyệt, nhật, thời phải xét cung nào nặng, cung nào nhẹ, nhất là khi lưu vòng sao Tràng sinh, là đại diện cho gia đình gồm toàn thể các thứ bậc, vòng sao Thái -tuế và vòng sao Lộc-tồn, thấy các sao thiện ác của các vòng sao này, ở trong các cung tam hợp với cung đại diện cho một hạn (thí dụ đại hạn cư cung Ngọ) thời phải quy lý Âm Dương, để phân định hai cung Dần và Tuất xem cung nào hệ trọng, cho nên cũng  hung sát tinh ở tam hợp chiếu mà hạn nhẹ, cũng hung sát tinh cư ở tam hợp chiếu, mà hạn trở tay không kịp, là do lý Âm Dương cả;
Nên vì lý Âm Dương mà phân biệt được Mạnh cư cung nào, thì tay mặt ở cung nào, tay trái ở cung nào, đối chiếu các sao tượng hình tính thân thể con ngừơi, mà toán ra được các cơ quan tỳ viết, hình thương hay ám tật.
Thí dụ Mạnh ngồi cung Tuất.
Cung Dậu là tay mặt.
Cung Hợi là tay trái.
Mà sao Phượng các là tai của con người, nếu Phượng-các ở cung Dậu bị Hình, Kiếp, tức là tai bên mặt sẽ bị tỳ vết.
Một thí dụ sao Phượng-các là tai cho tất cả các sao hình tượng thân thể con người, nên khi nghi ngờ giờ sinh không đúng, muốn kiểm chứng Tử-vi với dương số, đã có cung Mạnh và cung Tật-ách để so sánh, tất không thể nào di dịch được.
ĐẨU SỐ TƯƠNG QUAN TƯỚNG HỌC
3)     Cũng như khoa xem tướng, nhà tướng học trông thấy tai phải một  người nào đó có tỳ vết, tất biết ngay cha mẹ của người ấy phải có thời gian phá bại, tuỳ thuộc thời gian mà tai là tượng trưng.
Vì đối với Tướng học.
Tai phải thuộc Mộc (tượng thời gian từ 8 tuổi tới 14 tuổi).
Tai trái thuộc Kim (tượng thời gian từ sơ sinh tới 7 tuổi).
Như vậy là Kim khắc Mộc, hơn nữa tại là cơ quan để xem về sự thụ hưởng phúc đức, vì nhĩ giả ỷ dã.
CÔNG THỨC ÂM DƯƠNG
4)     Đối với Mạnh Thân cư cung Âm và cung Dương.
Sự phân định của quy luật Âm Dương lý, đối với một lá số cần thiết như thế nào qua các thí dụ trên.
Ngược lại như thường thấy sinh Dương hiềm Mạnh cư Âm vị (cung âm), sinh Âm hiềm Mạnh cư Dương vị (cung Dương) hay là Mạnh cư cung Âm mà Thân cư cung Dương, cho nên số bị triết giảm xấu, thời thiết tưởng không phải là lý Âm Dương nữa, vì Tử-vi học phải liên-hợp cả năm tháng, ngày giờ sinh, mới có một độ số Tử-vi ở tại cung nào, ngay như một người sinh Dương, Mạnh cư cung Dương, hay sinh Âm, Mạnh cư cung Âm, cũng còn phải xét đoán xem, cung Âm hay cung Dương kia có miếu vượng hay bị khắc hãm, như vậy tại sao lại sinh Dương Mạnh cư Âm, hay sinh Âm mạnh cư cung Dương, là khắc chế, là xấu, thì thật Tử-vi đã tự mâu thuẫn vậy.

Tam Nguyên


Định lý về ngũ cục
Thủy nhị cục
Thổ ngũ cục
mộc tam cục
kím tứ cục
hỏa lục cục
1)     Về Cục là một trong ba quy luật tốt cần thiết trong cung Thiên-ban, vì tam thập niên tiền quan Mạnh, tam thập niên hậu khán Cục.
Điều quan trọng là Mạnh và Cục nên tương đồng 1 hành hoặc giả chính tinh cư cung Mạnh, nếu không đồng hành với hành của Mạnh, thì nên được  một sao chính tinh khác đồng một hành với Cục, như thế sẽ đựơc một nửa đời sau, vì nửa đời sau ăn theo Cục, nếu được sao chính tinh đồng hành với Cục cư trong tam hợp cục, thời cung nào cũng có sao chính tinh đồng hành với Cục, cung ấy sẽ được  âm hợp hơn.
Thí dụ Cục là, Mộc tam cục.
Mạnh Tài Quan cư ở 3 cung tam hợp Dần Ngọ Tuất, cung Tài cư Tuất có sao Thiên-lương, như vậy cung Tài được sự âm hợp vì Cục là Cục mộc, mà Tài cung được sao Thiên-lương cũng là Mộc, nên cung Tài sẽ được tốt duyên hơn hai cung kia.
Liên hệ ngũ hành Mạnh và ngũ hành Cục.
2)     Nếu Mạnh và Cục không cùng một hành, nên căn cứ quy luật bất di bất dịch của lý học là.
Sinh phải sinh nhập.
và Khắc phải khắc xuất.
luôn luôn lấy Mạnh làm chủ, để luận sinh nhập và khắc xuất Rĩ Mạnh vi mẫu và Cục vi tử.
1-  Thí dụ Mạnh Hỏa, cục Mộc là tốt, vì mộc sinh hỏa, là Cục nhập vào Mạnh.
2-  Mạnh Hỏa, cục Kim thì kém hơn, nhưng không bị khắc chế gì cho Mạnh, vì Hỏa khắc Kim là khắc xuất.
3-  Nếu Sinh xuất và Khắc nhập thì xấu. Thí dụ Mạnh Mộc và Cục Kìm là mộc bị kim khắc, như vậy là Cục khắc Mạnh tức là khắc nhập.

SỰ HÀNH TÀNG CỦA VÒNG TRÀNG SINH
Nguyên lý hợp thành Cục.
3)     Sở dĩ hành có ngũ hành, mà sự kết hợp Cục là gồm cả thiên can, địa chi, bát quái, lấy 12 cung địa chi sở tàng phân thành 4 tam hợp cục, nên cục Thuỷ và cục Thổ mới nhập chung lại làm một, và có lý thuận nghịch tùy theo Âm Dương.
       Thí dụ tam hợp cục Dương là Thân Tý Thìn, nhưng tam hợp cục Âm là Tý Thân Thìn, để định phân thành tứ dương cục và tứ Âm cục.
4)     Sự kết hợp Cục , thuộc tứ Dương Cục
1-     MỘC TAM CỤC
Địa chi         : Hợi Mão Mùi thuộc Mộc cục.
thiên can    : Kiền Giáp Định thuộc Mộc cục.
nên Cấn Bính thuộc sao Tham lang (Mộc).
-            Dương cục Tràng sinh ở Hợi.
2 - HỎA LỤC CỤC
       Địa chi : Dần Ngọ Tuất hợp thành Hỏa cục
       Thiên can : Cấn Bính Tân hợp thành Hỏa cục.
Nên Hợi Mão Mùi Canh thuộc sao Liêm-trinh (hỏa)
-            Dương cục Tràng sinh cư Dần.
3 - KIM TỨ CỤC
       địa chi : Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục
       thiên can : Tốn Canh Quý hợp thành Kim cục.
nên Tỵ Sửu Đoài Đinh thuộc sao Vũ Khúc (kim)
-            Dương cục Tràng sinh tại Tỵ.

4 - THỦY NHỊ CỤC
       địa chi : Thân Tý Thìn hợp thành Thủy cục.
       thiên can : Khôn Nhâm Ất hợp thành thủy cục.
nên Nhâm Dần thuộc sao Văn-khúc (thuỷ).
Thuỷ cục và Thổ cục thuộc Dương, Tràng sinh tại Thân.
Từ Dương cục, Tràng sinh khởi ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi, cho người sinh Dương nam Âm nữ, và khởi thuận.
5 - Tứ Âm Cục thuộc Tràng sinh
Thí dụ 1 tam hợp cục.
Khi là dương cục : Thân Tý Thìn.
Khi là âm cục : Tý Thân Thìn.
1-    Mộc tam cục Tràng sinh khởi ở cung Mão.
2-    Hỏa lục cục Tràng sinh khởi ở cung Ngọ.
3-    Kim tứ cục Tràng sinh khởi ở cung Dậu.
4-    Thuỷ nhị cục và Thổ ngũ cục Tràng sinh khởi tại cung Tý.
Tứ âm cục khởi nghịch Tràng sinh tại 4 cung Tý, Ngọ, Mão, Dậu, cho người Âm nam và Dương nữ.
6 – TRÀNG SINH ÁP DỤNG THEO 10 HÀNG CAN.
Tràng-sinh cũng theo hàng Can của mỗi năm mà định vị-trí, tùy theo Can ấy thuộc Âm hay Dương mà an thuận hay nghịch, để khi lưj niên vận hạn, các sao thuộc vòng Tràng sinh gặp các sao thiện ác ra sao mà luận đoán.
1)    TỨ TRÀNG SINH NGŨ HÀNH
thuộc tứ Dương cục thuận khởi.
1-    Can Giáp thuộc Mộc, Tràng sinh tại Hợi
2-    Can Bính thuộc Hỏa, Tràng sinh tại Dần
3-    Can Canh thuộc Kim, Tràng sinh tại Tỵ.
4-    Can Nhâm (Thuỷ) và can Mậu (Thổ) Tràng sinh tại Thân
2)    TỨ TRÀNG SINH NGŨ HÀNH
thuộc tứ Âm cục nghịch khởi.
1-    Can Ất thuộc Mộc, Tràng sinh tại Mão
2-    Can Đinh thuộc Hỏa, Tràng sinh tại Ngọ
3-    Can Tân thuộc Kim, Tràng sinh tại Dậu
4-    Can Quý (Thủy) và can Kỷ (Thổ) Tràng sinh tại Tý.

Tam Nguyên

QUY ĐỊNH THẬP CAN NGŨ HÀNH

Đông phương giáp ất mộc
Nam phương bính đinh hỏa.
Tây phương nhâm quý thủy.
Trung cung mậu kỷ thổ.

ĐỊNH LÝ TRÀNG SINH

5)     Vòng Tràng –sinh được tính theo, Sinh Vượng Mộ Dưỡng là tốt.
                 Và Suy Bệnh tử Tuyệt là xấu.
Mà sao Mộ thuộc Thổ, phải cư mộ địa, không được thay đổi vị trí, mặc dù Tràng-sinh thuận khởi hay nghịch khởi, nên cứ một tam hợp cục có một cung thổ đứng nơi chót, để laà mốc giới căn cứ, mà hai cung kia đổi thay vị trí, vì thế mà cứ mộ cung (Thìn Tuất Sửu Mùi) mới gọi là cung trung hay trung ương thì cũng vậy.
1)    Thí dụ - Mộc cục thuộc Dương.
       Tràng-sinh tại Hợi thuận khởi
       Đế-vượng tại Mão
       Sao Mộ ở Mùi.
2 – Hay là Mộc cục, thuộc Âm nghịch khởi.
tràng-sinh tại Mão cung.
Đế-vương tại Hợi.
Sao  Mộ ở Mùi cung.
1- Như vậy là Dương cục thuận khởi,
Sao Mộ ở Mùi cung
2- Hay là âm cục nghịch khởi,
Sao Mộ cũng ở cung Mùi
Như vậy Mộ địa phải coi như mốc giới, căn cứ bất di bất dịch cho vòng Tràng sinh.
8) Vòng Tràng-sinh có 2 định luật.
1-  Áp dụng cho cục để biết 12 cung của một người, hợp hung cát ra sao theo tiêu trưởng.
2-  Áp dụng Tràng-sinh thuộc năm, để biết các sao xấu tốt của vòng Tràng-sinh, nhập vào cung nào, luận đoán xấu tốt của các cung ấy, khi lưu niên vận hạn
9) Tràng-sinh tương quan Dịch-học
Về khoa Âm Dương học tức là khoa Dịch-lý, cũng phải dùng.
1-  Tràng-sinh chưởng quyết (vòng sao Tràng-sinh)
2-  Lộc Mã-Dương nhận ca (Lộc-tồn, dịch mã Kinh-dương)
3-  Quý nhân ca quyết (Thiên-khôi, Thiên-việt)
Vòng Tràng-sinh ở Âm Dương học thì căn cứ Sanh phi khắc phục và Phi lai phục thần, ở 6 hào mà tính thế và ứng để luận cát hung.
10) Tràng-sinh tương quan Bát Trạch học.
Khoa Dương Trạch học, tà phép dạy về xây cất nhà cửa cũng thế.
1-  Bắt buộc phải tìm mạch đất (Dương trạch gọi là long) thuộc Cục gì (kim mộc thủy hỏa thổ)
2-  Phải phân định mạch đất thuộc Aâm Dương cục để khởi Tràng-sinh tại 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi hay là khởi tại Tý Ngọ Mão Dậu.
3-  Phải xem năm xây cất nhà thuộc can nào, định âm dương của hàng can, để khởi Tràng-sinh thuận hay nghịch, mà tính các phương hướng xấu tốt của năm đó.
4-  An Tràng-sinh xong tất biết ngay hướng phạm và hướng tốt và định lý pháp ở khó Dương Trạch là:
1)    Đệ nhất sinh khi là Tràng-sinh
2)    Đệ duyên niên là Đế-vương
3)    Đệ tam tuyệt mạnh là Tuyệt.
4)    Đệ tứ ngũ quỷ là Tử.
Rồi mới tiếp tục tìm phương vị Thiên-ất quý nhân (Thiên-khôi, Thiên-việt)
Lộc mã dương nhận (Lộc-tồn, Dịch mã, Kinh dương)
11) TRÀNG-SINH TƯƠNG QUAN ĐỊA LÝ (PHONG THỦY)
Ở khoa Địa-lý, Tràng-sinh quan trọng bội phần hơn các môn Tử-vi hoặc Dịch-học.
Vì muốn an táng mộ-phần, thời bắt buộc phải tính Tràng-sinh một cách cẩn thận.
1-  Nếu kiết-huyệt mà phạm vào Tử, Tuyệt của vòng Tràng-sinh cũng không phát được
2-  Đất thường àm được Sinh, Vượng hướng của Tràng-sinh thì mộ phần yên ổn, tử tôn bình an.
Nên các ca quyết của Tràng-sinh pháp đọc lên là minh bạch, không thể di dịch được.
12) TỨ THỦY PHÁP TRÀNG-SINH
(bốn phép Tràng-sinh theo giòng nước chảy)

Tam Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét