Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Quan hệ của Hà – Đồ Lạc – Thư


 Tam Nguyên


Quan hệ của Hà – Đồ Lạc – Thư

BIẾN DỊCH CỦA NGŨ HÀNH
Biểu lý ngũ hành tương quan dịch số.

1)    Văn minh Đông – Phương ta đã có cả 1 bộ môn văn - hóa tối diệu, từ khoa âm dương siêu việt nhất, (Dịch lý học) bao hàm cả một quy luật biến dịch của vũ trụ muôn loài, tới thiên văn, địa lý, tử vi, tướng số, cả môn y học đến con người cũng cùng chịu chung một nguyên lý ngũ hành.
Vậy ngũ hành sinh khắc là chìa khóa tối trọng, để mở đường cho tất cả, nếu không tạm hiểu được ngũ hành, thì không thể nào đi sâu vào các môn học vi diệu này được.
Muốn hiểu được ngũ hành sinh khắc ra sao, phải nghiên cứu Hà - Đồ và Lạc – Thư,
 vì là tượng trưng thiên địa bao hàm, biểu lý sự tạo thành ra vũ trụ này.
Nói về Hà – Đồ.
2)    Chuyện chép về Hà – Đồ. __ Vua Phục – Hy thấy con long mã hiện ra ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có từ số 1 tới số 10, xếp đặt như một bản họa cho nên gọi là Hà – Đồ. Nhân bản họa ấy mà ghi ra thiên nhất địa nhị, thiên tam địa tứ, thiên ngũ địa lục, thiên thất địa bát, thiên cửu địa thập. Thiên - số cũng ngũ, mà địa – số cũng ngũ, tương đắc mà thành thiên – số 25, địa số 30, hợp chung thiên địa số thành là 55, biến hóa mà thành ra quỹ thần, ấy là số của Hà – Đồ.
Nói về Lạc – Thư
3)    Lời xưa ghi lại rằng: vua Hạ – Vũ đi trị thủy, có con ràu nổi lên ở trên sông Lạc, trên mai nó có 45 chấm tròn, nhân đó là ra Cửu trù. Trên lưng con rùa các chấm tròn được xếp đặt : trê nchisn, dưới một, bên tả 3, bên hữu 7, số 7 và 4 làm vai, số 6 và 8 làm chân, cho nên đặt là Lạc – Thư (Lạc – thư là kim quy).
Khi nghiên cứu về Hà – Đồ Lạ – Thư thì thấy giống như một, nên nói Hà – Đồ Lạc – Thư tương vì biểu lý vậy.

Tam Nguyên

Hà – đồ Lạc – thư tương quan Thái – cực
4)    Và ta thường nghe nói Thái – cực, lưỡng - nghi, tứ – tượng, bát quái là chứng triệu của Hà – đồ Lạc – thư.
Thái – cực khi chưa thành hình bao gồm 1 cơ, 1 ngẫu, mà số thì dương 1, âm 2, là cơ ngẫu của Đồ – thư đó, tới Lưỡng – Nghi thì sinh 1 cơ 1 cơ ngẫu làm 2 thành 4 là Tứ – Tượng, nói về ngôi thì Thái – dương 1, Thiếu – âm 2, Thiếu – dương 3, Thái – âm 4, mà số thì Thái – dương 9, Thiếu – âm 8, Thiếu – dương 7, Thái – âm 6.

Sinh hóa ngũ hành và phương vị
   Lấy ở Hà – đồ mà nói thì trong trời đất, chỉ có một khí mà thôi, chia ra làm 2, tức là âm dương, mà ngũ hành tạo hóa ra làm vạn vật đều có ở đó, cho nên vị ở Hà – đồ thì một hoàn bị với 6 ở phương Bắc, 2 với 7 kết hợp mà ở phương Nam, 3 với 8 làm bạn mà ở phương Đông, 4 với 9 đồng đạo mà ở phương tây, 5 với 10 cùng quy tụ giữ nhau chặt chẽ mà ở giữa.
Thụ căn của chính ngũ hành
5)    Ta thấy khí dương trong nhẹ ở trên là cơ, cho nên số 1-3-5-7-9 là thuộc trời.
Khi âm đục nặng ở dưới là ngẫu, cho nên số 2-4-6-8-10 thuojc về đất.
Cho nên 5 vị thiên, 5 vị địa tương đắc, để rồi trời lấy một sinh thủy, địa lấy 6 mà thành, địa lấy hai sinh hỏa, thiên lấy 7 mà thành, thiên lấy 3 sinh mộc, địa lấy 8 mà thành, địa lấy 4 sinh kim, thiên lấy 9 mà thành, thiên lấy 5 sinh thổ, địa lấy 10 mà thành.
Ấy là luật hợp, cho nên chứa 5 cơ mà làm thành 25, chứa 5 ngẫu mà làm 30, hợp chung lại mà làm thành 55, đó là số của Hà – Đồ.

Hình thành của Thiên - can và Địa – chi
6)    Sau khi đã nhậ chân được biểu tượng hình thành và phương vị của Hà – đồ và Lạc – thư, tiền bối chúng ta mới nhân đó, mà đặt ra được quy luật vo cùng tài tình là thập niên can : Giáp Ất mộc, Bính Đinh hỏa, Mậu Kỷ thổ, Canh Tân kim, Nhâm Tý thủy, mà tương đắc như:
Giáp hợp Kỷ
Ất hợp Canh
Bính hợp Tân
Đinh hợp Nhâm
và Mậu hợp Quý
bẩm thụ ở trời (thập niên can) mà ra mạnh con người, rồi con người chịu thêm sự phát sinh của canh là là vặt biểu tượng, bằng thập nhị địa – chi , Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi, mà Tý Hợi là con chuột, con heo, con rắn rồi nào con khỉ (biết đâu chả là khỉ đột) con trâu, con chó, con cọp, mà thành tính tình xấu tốt, được phú quý hay bần tiện, thọ yếu của người ta, là do quy luật địa – chi sở tang, thiên can sở thuộc, đã sinh hóa ra ngũ hành kim, mộc, thủy,hỏa, thổ.

Tượng và ứng của Tien – thiên
7) Chú trọng và quan sát các hình vẽ, là biểu tượng của quy luật hình thành, từ Thái – cực hay Thái – vi, hay Thiên – đình hay la tử vi dẩu số  của ta đã biến hóa thăng giáng, nhập xuất, vãng phản, thuận nghịch, mà ra ngũ hành muôn vật.
Vậy tiên –thiên ngũ hành là, vật thiên thanh tương, thuộc thời gian chưa thành hình, mà tượng thì giác quan ta chưa thấy được, vì còn trong chu kỳ đồng nhất thể, để sau mới thụ căn, mà trùng trùng duyên khởi, sinh sinh hóa hóa cái nhất thể thành ngũ hành.
1 nên trước hết cái Nhất thể (gọi là Thái – cực)
2 Chứa cả âm lẫn dương.
3 rồi âm dương tương thôi, tương mà mới thành ratam – tài.
4 tiếp đến là tử tượng.
5 để sau hết là vòng sinh là ngũ hành.

Tam Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét